Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2-12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn.
Nguyên nhân do não nhận được các thông tin trái ngược nhau từ mắt và tiền đình, cơ quan chịu trách nhiệm về sự cân bằng của cơ thể. Đôi khi say chỉ là do tâm lý, nếu ai đó nghĩ rằng mình dễ bị say xe thì họ có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao hơn người khác.
Đối với một chuyến đi hàng trăm cây số, dù là người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, chuẩn bị thể lực tốt trước khi đi là điều quan trọng.
Trước và trong khi đi không nên ăn quá no hoặc uống các loại nước có ga vì chúng dễ gây cảm giác buồn nôn. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn nhẹ, sử dụng các loại bánh quy khô, bánh mỳ để hút dịch dạ dày.
Nên nhai một nhánh gừng hoặc ngậm kẹo gừng, bởi chúng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm sự hoạt động của Histamine dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm dị ứng với các protein lạ, chống say xe.
Nếu bạn là người dễ say xe, hãy đề nghị với các bác tài cho mình ngồi phía trên, gần cửa thông gió. Ở trong xe nhìn ra ngoài, bạn luôn có cảm giác cảnh vật hai bên đường chạy giật lùi về phía sau. Càng nhìn vuông góc với xe thì tốc độ chạy giật lùi đó càng nhanh, bạn dễ bị chóng mặt hơn. Bởi vậy, hãy nhìn thẳng về phía trước.
Ngồi trong xe mấy tiếng đồng hồ thật buồn chán, chi bằng mang theo quyển sách để đọc lúc rảnh rỗi. Ý tưởng đó chắc chỉ xuất hiện ở những người lần đầu tiên đi xa. Đọc sách trên xe khiến tầm nhìn của bạn cố định, trong khi tai và cơ thể lại thu được tín hiệu chuyển động, bởi thế bạn sẽ chóng mặt.
Nghe nhạc hoặc nói chuyện với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn phân tâm, quên đi cảm giác say và mệt mỏi.
Giải pháp dùng bông bịt tai, đáp khăn lạnh lên trán và chìm vào giấc ngủ sẽ làm hành trình ngắn lại và là cách giữ sức tốt nhất.
Cuối cùng là sử dụng thuốc chống say. Đối với những người không muốn uống thuốc có thể sử dụng miếng dán dưới tai.
Nguyên nhân do não nhận được các thông tin trái ngược nhau từ mắt và tiền đình, cơ quan chịu trách nhiệm về sự cân bằng của cơ thể. Đôi khi say chỉ là do tâm lý, nếu ai đó nghĩ rằng mình dễ bị say xe thì họ có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao hơn người khác.
Đối với một chuyến đi hàng trăm cây số, dù là người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, chuẩn bị thể lực tốt trước khi đi là điều quan trọng.
Trước và trong khi đi không nên ăn quá no hoặc uống các loại nước có ga vì chúng dễ gây cảm giác buồn nôn. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn nhẹ, sử dụng các loại bánh quy khô, bánh mỳ để hút dịch dạ dày.
Nên nhai một nhánh gừng hoặc ngậm kẹo gừng, bởi chúng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm sự hoạt động của Histamine dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm dị ứng với các protein lạ, chống say xe.
Nếu bạn là người dễ say xe, hãy đề nghị với các bác tài cho mình ngồi phía trên, gần cửa thông gió. Ở trong xe nhìn ra ngoài, bạn luôn có cảm giác cảnh vật hai bên đường chạy giật lùi về phía sau. Càng nhìn vuông góc với xe thì tốc độ chạy giật lùi đó càng nhanh, bạn dễ bị chóng mặt hơn. Bởi vậy, hãy nhìn thẳng về phía trước.
Ngồi trong xe mấy tiếng đồng hồ thật buồn chán, chi bằng mang theo quyển sách để đọc lúc rảnh rỗi. Ý tưởng đó chắc chỉ xuất hiện ở những người lần đầu tiên đi xa. Đọc sách trên xe khiến tầm nhìn của bạn cố định, trong khi tai và cơ thể lại thu được tín hiệu chuyển động, bởi thế bạn sẽ chóng mặt.
Nghe nhạc hoặc nói chuyện với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn phân tâm, quên đi cảm giác say và mệt mỏi.
Giải pháp dùng bông bịt tai, đáp khăn lạnh lên trán và chìm vào giấc ngủ sẽ làm hành trình ngắn lại và là cách giữ sức tốt nhất.
Cuối cùng là sử dụng thuốc chống say. Đối với những người không muốn uống thuốc có thể sử dụng miếng dán dưới tai.
vnexpress.net