Những bài hát này, hẳn ai cũng đã một lần lắng nghe trong đời...
Danh sách các bài hát dưới đây chưa hẳn là đầy đủ bởi với quá trình hình thành lâu dài, nhạc sến đã trở thành một “kho tàng” với những người say mê nhạc trữ tình, trong đó có không ít những người trẻ.
1. Đời tôi cô đơn
Từ khi còn nhỏ, hẳn ai cũng một lần lắng nghe ca từ da diết của “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành. Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang. Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi”. Vì sự phổ biến của nó, những câu hát quen thuộc này đã có nhiều phiên bản khác nhau. Nói lên tâm trạng chung của rất nhiều người, “Đời tôi cô đơn” (Đài Phương Trang) đến hôm nay vẫn được đón nhận một cách rộng rãi.
2. Nửa đêm ngoài phố
“Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời”. Sáng tác của Trúc Phương dù được thể hiện qua rất nhiều giọng hát, nhưng vẫn giữ được tinh thần "bolero" rất riêng biệt.
3. Giã từ
“Tuổi đời chân đơn côi. Gót mòn đại lộ buồn. Đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa. Hồn lắng tâm tư, đi vào dĩ vãng. Đường tình không chung lối. Mang nuối tiếc cho nhau…” mang tâm sự u uất và nuối tiếc, với bài hát này, Đàm Vĩnh Hưng là người tiên phong đưa nhạc sến trở lại thời hoàng kim ở thời điểm hiện tại.
4. Mưa nửa đêm
Không cần bàn cãi, “Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa. Từng hạt rơi gác nhỏ đèn le lói, bóng dáng in trên tường loang. Em gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ, gói trọn trong tuổi nhớ…” chắc chắn là một trong những bài hát mưa đậm chất trữ tình và được nhiều thế hệ biết đến.
5. Sao chưa thấy hồi âm
Mảng tình yêu đôi lứa là mảng quan trọng trong nội dung các bản nhạc trữ tình. Bài hát của nhạc sỹ Châu Kỳ là ví dụ điển hình. “Theo năm tháng hoài mong, thư gởi đi mấy lần, đợi hồi âm chưa thấy. Em ơi nhớ rằng đây, còn có anh đêm ngày, hằng thương nhớ vơi đầy”.
6. Sầu lẻ bóng
“Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm. Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ. Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn”. Một chút triết lý, một chút buồn khổ, Sầu lẻ bóng của Anh Bằng cũng đốn tim nhiều thế hệ yêu nhạc.
7. Chuyện tình không suy tư
Sáng tác của Tâm Anh dường như thêm nhiều tình cảm và sức sống qua giọng hát thiết tha của Họa mi tóc nâu Mỹ Tâm “Tình yêu mới vừa hôm qua. Mà nay mắt trông mắt cay. Lệ nhòa tan nguồn tin yêu. Lệ nhòa trôi cơn mê đầy”.
8. Nỗi buồn gác trọ
Với âm nhạc giàu chất thơ cùng giai điệu đầy biến hóa “Gác lạnh về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa. Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt, lá vàng nhẹ nhẹ đưa. Tưởng như bước lê hè phố” đã đưa rất nhiều tên tuổi thành danh.
9. Nỗi buồn hoa phượng
“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, phút gần gủi nhau mất rồi. Tạ từ là hết người ơi”. Ca khúc của nhạc sỹ Thanh Sơn thành danh bởi khi giai điệu cất lên, ai cũng thấy một phầm tuổi thơ mình trong đó.
10. Lưu bút ngày xanh
“Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi. Nhắc lại câu chuyện buồn. Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu. Nơi kỷ niệm êm ái. Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ. Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường. Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường. Tiếng cười vạn tình thương”. Cùng chung tâm trạng nói trên, Thanh Sơn cũng cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng được nhiều người yêu mến này.
Danh sách các bài hát dưới đây chưa hẳn là đầy đủ bởi với quá trình hình thành lâu dài, nhạc sến đã trở thành một “kho tàng” với những người say mê nhạc trữ tình, trong đó có không ít những người trẻ.
1. Đời tôi cô đơn
Từ khi còn nhỏ, hẳn ai cũng một lần lắng nghe ca từ da diết của “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành. Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang. Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi”. Vì sự phổ biến của nó, những câu hát quen thuộc này đã có nhiều phiên bản khác nhau. Nói lên tâm trạng chung của rất nhiều người, “Đời tôi cô đơn” (Đài Phương Trang) đến hôm nay vẫn được đón nhận một cách rộng rãi.
2. Nửa đêm ngoài phố
“Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời”. Sáng tác của Trúc Phương dù được thể hiện qua rất nhiều giọng hát, nhưng vẫn giữ được tinh thần "bolero" rất riêng biệt.
3. Giã từ
“Tuổi đời chân đơn côi. Gót mòn đại lộ buồn. Đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa. Hồn lắng tâm tư, đi vào dĩ vãng. Đường tình không chung lối. Mang nuối tiếc cho nhau…” mang tâm sự u uất và nuối tiếc, với bài hát này, Đàm Vĩnh Hưng là người tiên phong đưa nhạc sến trở lại thời hoàng kim ở thời điểm hiện tại.
4. Mưa nửa đêm
Không cần bàn cãi, “Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa. Từng hạt rơi gác nhỏ đèn le lói, bóng dáng in trên tường loang. Em gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ, gói trọn trong tuổi nhớ…” chắc chắn là một trong những bài hát mưa đậm chất trữ tình và được nhiều thế hệ biết đến.
5. Sao chưa thấy hồi âm
Mảng tình yêu đôi lứa là mảng quan trọng trong nội dung các bản nhạc trữ tình. Bài hát của nhạc sỹ Châu Kỳ là ví dụ điển hình. “Theo năm tháng hoài mong, thư gởi đi mấy lần, đợi hồi âm chưa thấy. Em ơi nhớ rằng đây, còn có anh đêm ngày, hằng thương nhớ vơi đầy”.
6. Sầu lẻ bóng
“Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm. Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ. Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn”. Một chút triết lý, một chút buồn khổ, Sầu lẻ bóng của Anh Bằng cũng đốn tim nhiều thế hệ yêu nhạc.
7. Chuyện tình không suy tư
Sáng tác của Tâm Anh dường như thêm nhiều tình cảm và sức sống qua giọng hát thiết tha của Họa mi tóc nâu Mỹ Tâm “Tình yêu mới vừa hôm qua. Mà nay mắt trông mắt cay. Lệ nhòa tan nguồn tin yêu. Lệ nhòa trôi cơn mê đầy”.
8. Nỗi buồn gác trọ
Với âm nhạc giàu chất thơ cùng giai điệu đầy biến hóa “Gác lạnh về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa. Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt, lá vàng nhẹ nhẹ đưa. Tưởng như bước lê hè phố” đã đưa rất nhiều tên tuổi thành danh.
9. Nỗi buồn hoa phượng
“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, phút gần gủi nhau mất rồi. Tạ từ là hết người ơi”. Ca khúc của nhạc sỹ Thanh Sơn thành danh bởi khi giai điệu cất lên, ai cũng thấy một phầm tuổi thơ mình trong đó.
10. Lưu bút ngày xanh
“Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi. Nhắc lại câu chuyện buồn. Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu. Nơi kỷ niệm êm ái. Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ. Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường. Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường. Tiếng cười vạn tình thương”. Cùng chung tâm trạng nói trên, Thanh Sơn cũng cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng được nhiều người yêu mến này.
Tinh Tú (Theo Báo Đất Việt)